Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Thương mại điện tử Việt Nam, mồ chôn nhà đâu tư nước ngoài

Nhắc đến xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, Lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là  là thương mại điện tử luôn được mang ra làm hình mẫu cho sự phát triển năng động và tiềm năng to lớn. Là 1 người làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, nên tôi rất quan tâm các bài báo phân tích về thị trường này.Trái ngược với sự lạc quan và những lời lẽ có cánh về tương lai sáng lại, Thương mại điện tự Việt Nam chưa bao giờ có lợi nhuận và sẽ không có lợi nhuận trong  ngắn trung và cả dài hạn. Tuy nhiên sự thật đáng buồn đó ít được đề cập, người ta thường tô hồng, và các nhà đầu tư mới rủng rĩnh tiền bạc lại tiếp tục lao vào. Sau hơn 10 năm phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam vãn chỉ là lỗ đen.


Trước tiên là bài 10 website thương mại điện tử  hàng đầu Viet Nam đóng cửa:
http://10hay.com/top-list/10-website-thuong-mai-dien-tu-dong-cua.html
  bài khá hay và khá thấm thía. Không những nhiều website lớn chết yểu, điểm qua những website thương mại điện tử  hàng đầu Việt Nam hiện nay như Adayroi, lazada, tiki, lazora.. tôi  đều thấy những bài báo  cho biết họ lỗ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ. Một nghịch lý đang diễn ra, khi các dự án thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam đều lỗ ròng, lỗ nặng nhưng vẫn được rót vốn như vũ bão. trong bài viết này tôi muốn đề cập vấn đề tệ nạn của thương mại điện tử Việt Nam, đặc biệt là các "Start-up".

Trước tiên các start-up thương mai điện tử Việt Nam không hướng tới người dùng, k hướng tới sự khả thi trong kinh doanh. Qua các bài báo họ không khoe khả năng sinh lợi nhuận, và chỉ khoe là được nước ngoài định giá trị doanh nghiệp bao nhiêu tiền. Họ hướng tới túi tiền của các nhà đầu tư nước ngoài. Coi đó như là mỏ vàng cần khai thác, và tìm mọi cách khai thác. Chính vì lẽ đó lợi nhuận không còn là điều quan trọng, tính khả thi và mức độ lợi nhuận của phân khúc thị trường không quan trọng.. Các bài báo liên quan tới thương mại điện tử thường đề cập tới  những nhà đầu tư "thiên thần" rót vốn hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ và xem sự rót vốn đó như là thành công của Start up! Vài câu chuyện nhỏ của tôi muốn đề cập ví dụ như:
http://baodautu.vn/website-thuong-mai-dien-tu-lingovn-dong-cua-ket-cuc-cua-ke-dot-tien-d49723.html

Lingo.vn kết cục của kẻ đốt tiền, 1 doanh nghiệp thương mại điện tử đốt tan 150 tỷ trong 4 năm.. mà đa số tiền đó là từ nhà đâu tư Singapore. Khi đóng cửa đột ngột họ viện lý do là nhà đầu tư nước ngoài không rót thêm tiền. Tuy nhiên đằng sau việc đó tôi phải nói là đạo đức kinh doanh thảm hại của họ.  5 tháng trước khi họ đóng cửa,  họ vẫn liên tục tuyển thêm người dù lỗ ròng. Cô em họ của tôi chỉ mới tốt nghiệp đại học và không có kinh nghiệm thương mại điện tử nào vẫn được tuyển dụng với mức lương 18tr/ tháng,  tuần làm 5 ngày tại văn phòng cao cấp. Việc chính chỉ là biên soạn giấy tờ hoặc đánh máy !!  khi đóng cửa họ vẫn còn tới 265 nhân viên trả lương khủng chủ yếu là ngồi chơi. nhìn thấy cảnh đốt tiền như vậy thật đáng kinh ngạc. Không khá hơn  là Nhommua.com 1 website đầu tàu về lĩnh vực bán voucher khi đóng cửa mà vẫn còn tới 1000 nhân viên.
vatgia được mô tả như những nhà khởi nghiệp chịu khó, ăn mì tôm qua ngày,  nhờ biết thuyết trình thuyết phục mà  vồ được hàng chục tỷ từ nhà đầu tư ngay khi sắp chết!  như bài ca :
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nguoi-tu-bo-muc-luong-10-000-usd-2709461.html
cái kết được ai đó mua lại, hoặc đươcụ ai đó rót vốn tiền tỷ vào được coi là thành công trong khi không ai nhắc tới nguồn lợi nhuận net mà 1 doanh nghiệp thương mại điện tử thu được.
vô số  các doanh nghiệp thương mại điện tử giả hiệu tạo ra để moi tiền nhà đầu tư nước ngoài rồi sau đó  sống lay lắt hoặc chết yếu. Có doanh nghiệp tôi biết sau khi nhận được hàng triệu dollar  đã liên tục tìm mọi cách chi hoang, thâm chỉ là  vứt bỏ mọi đồ đạc văn phòng để tung hàng trăm triệu mua mới dù mới sau 6 tháng sử dụng. Mục tiêu là làm sao  bòn rút nhanh nhất số tiền  đầu tư kia và những khoản chi  được "hợp lý hóa"

Điều đáng báo động là tất cả các website thương mại điện tử  được coi là dẫn đầu Việt Nam hiện nay đều như vậy đều giả hiệu và đốt hàng trăm tỷ mỗi năm. Lazada lỗ hàng chục tỷ mỗi tuần nhưng không cần  lo lắng vì bán xác cho Alibaba, Adayroi   bán hàng như "từ thiện" vì đã có vinrgoup trả nợ thay. Họ đăng lòe bịp bằng doanh số cao chứ không phải bằng lợi nhuận thật. 1 ví dụ:
tiki.vn/the-cao-game
trang tiki được coi là 1 hiện tương  thành công, và cũng quyên dc hàng triệu dollar đầu tư, doanh số thì tăng vùn vụt. website này tham gia cả vào việc bán thẻ cào. Bạn sẽ thấy  mua thẻ ở đây giá  siêu rẻ, chiết khấu ngay cho bạn khi mua 7% trên mọi loại thẻ dù  thực tế các nhà phát hành chia đại lý chỉ từ 4,8- 6% trên loại thẻ đó, chưa kể miễn phí thanh toán thẻ trực tuyến  thông thường tốn 3.5% giá trị đơn hàng. Điều đó có nghĩa mỗi 1 thẻ tiki bán được  website này lỗ trực tiếp 3,5- 5% càng bán càng lỗ. Nguyên tắc và quy định pháp luật trong kinh doanh là không được phép bán lỗ, tuy nhiên điều đó không thật sự hiện hữu trong môi trường thương mại điện tử khi họ đang ào ạt bán lỗ. Đó là 1 trong những phương cách "mua" doanh số, làm đẹp thêm hồ sơ mồi câu các nhà đầu tư
Nếu tiki có công bố tăng doanh số  thêm 10 tỷ mỗi tháng chi phí chỉ 300tr lỗ.. họ có thể lý giải rằng công ty "start-up"  muốn mở rộng thi trường, chiếm lĩnh thị trường và bất chấp thủ đoạn. Công ty sẽ chiếm lợi nhuận lớn trong tương lai; tuy nhiên những đó chỉ là giả dối. Thị trường Việt Nam khách hàng không có tính trung thành, cũng như khách hàng mua chung, mua nhóm, họ sẽ bỏ đi ngay lập tức khi các website này không thể cho được giá rẻ như cho ấy.


Thấy những cảnh đốt tiền nhanh hơn công tử bạc liêu nấu trứng ấy tôi không khỏi xót xa. Tại sao lại có những người đạo đức kinh doanh như vậy tồn tại trên thị trường việt Nam. Những thành phần ấy đã và đang là xấu đi hình ảnh thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt Nam chân chính.. Nếu bạn là 1 nhà đầu tư nước ngoài thì hãy nhìn cho kỹ, cân nhắc cho kỹ. Việt Nam có những doanh nghiệp tiềm năng thực sự, họ không kêu gọi góp vốn. Miếng bánh ngon thật họ không bao giờ muốn chia sẻ, còn những doanh nghiệp được tạo ra nhằm mục dích câu vốn thì luôn khắp mọi nơi. Vậy nên phải suy xét đừng để sập bậy họ. dùng nghe những báo cáo vẽ, đừng xem các buổi thuyết trình ấn tượng. Hãy đi 1 chiếc xe máy  lượn quanh văn phòng họ, và đóng giả khách hàng để thấy thực chất của vấn đề.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét